Ý tưởng tổ chức World Cup 2 năm 1 lần là một canh bạc lớn của FIFA. Vắt cạn chú bò sữa mang tên World Cup nhưng chưa chắc đã thu lại nhiều tiền hơn, liệu hành động này có ảnh hưởng tích cực đến thu nhập của FIFA không?
Trong show hài nổi tiếng ‘’I’m Alan Partridge” của kênh BBC, ở tập “A room with an Alan”, Alan Partridge (do Steve Coogan thủ vai) có nói: “Mọi người thích chúng, thế nên cứ mở rộng ra nhiều hơn nữa”.
Có lẽ FIFA cũng nghĩ vậy, khi đang nghiên cứu về việc thay đổi chu kì World Cup từ bốn năm thành hai năm. Cựu HLV Arsene Wenger (hiện đang là Giám đốc Phát triển Bóng đá toàn cầu của FIFA), là người chịu trách nhiệm chính.
Muốn được đám đông ủng hộ, một ý tưởng mới trước hết phải đảm bảo lợi ích cho đám đông. Chủ tịch FIFA Gianni Infantino tin rằng, tổ chức các kì World Cup hai năm một lần và các giải vô địch châu lục (EURO, CAN hay Copa America) trong những năm xen kẽ là sự đảm bảo cho sự xuất hiện hàng năm trên truyền hình của các giải bóng đá quốc tế.
Wenger cho rằng thời gian nghỉ thi đấu giải trong nước để các cầu thủ lên tuyển bây giờ gây ra quá nhiều gián đoạn, cũng như buộc các cầu thủ phải thực hiện nhiều các chuyến đi dài. Cựu HLV người Pháp đề xuất một kỳ nghỉ 4-5 tuần vào tháng 10 (thay vì vào tháng 9, 10, 11 và 3 như hiện tại), để các vòng loại có thể được tổ chức, từ đó giúp các giải đấu trong nước không bị trì hoãn đến cuối mùa. 25 ngày nghỉ bắt buộc cho các cầu thủ sau các giải đấu lớn cũng được ông bảo đảm.
>> Cập nhật tin tức kèo bóng đá tại: https://8888bong.com/188bet-link/
Rất nhiều quốc gia, bao gồm cả liên đoàn đề xuất ý kiến Saudi Arabia, muốn đăng cai World Cup ở đất nước của mình. Việc tổ chức hai năm một lần cho phép FIFA đáp ứng mong mỏi của những quốc gia như Marocco (thất bại trong 5 lần tranh cử), Anh (lần đăng cai gần nhất là năm 1966) hay Trung Quốc, đất nước chưa từng tổ chức một kì World Cup, cũng như phân bổ quyền đăng cai ở các châu lục một cách công bằng (Châu Phi mới chỉ tổ chức một kì World Cup, hay lần gần nhất giải đấu này tổ chức ở Nam Mỹ là năm 2014, trước đó là năm 1978 – trong khoảng thời gian ấy các nước châu Âu có 4 lần làm chủ nhà).
Trong 188 liên đoàn bỏ phiếu cho đề xuất này, chỉ có 79 quốc gia (bao gồm cả những quốc gia không còn tồn tại) từng tham dự World Cup. Cũng chỉ có 58 đội trong số đó tham dự nhiều hơn một lần. Thật tuyệt khi xem World Cup, nhưng niềm vui sẽ không trọn vẹn khi các cầu thủ của đất nước bạn cũng đang xem nó trên TV. Việc giải đấu lớn nhất thế giới cấp đội tuyển tổ chức hai năm một lần, vô hình chung giúp các quốc gia nhỏ bé tăng gấp đôi khả năng làm được điều mà trước đây giống như series phim nổi tiếng của Tom Cruise, là nhiệm vụ bất khả thi.
Nhưng thể thao cũng là một ngành kinh doanh, vì thế mọi quyết sách không chỉ có ưu và nhược điểm. Đó còn là những lợi ích về tài chính.
UEFA không đưa ra ý tưởng tương tự như FIFA, dù họ cũng có thể khiến các quốc gia châu Âu thi đấu với mật độ hai năm/lần, bởi UEFA không phụ thuộc vào một sự kiện duy nhất để kiếm ra tiền. Trong khi phần lớn doanh thu của FIFA đến từ giải đấu được tổ chức bốn năm một lần kể từ năm 1930, UEFA còn có cả Champions League (của nam và nữ) và Europa League. Hệ quả là trong bốn năm qua, doanh thu của UEFA ở mức 9,4 tỷ bảng, gần như gấp đôi so với FIFA (4,6 tỷ bảng).
Tiền bạc cũng là lý do khiến 166 liên đoàn bỏ phiếu cho đề xuất này và chỉ 22 liên đoàn bỏ phiếu chống. Nếu FIFA thu về nhiều tiền hơn, số tiền này sẽ được chia đều cho các liên đoàn thành viên, qua đó nâng tầm bóng đá trên toàn thế giới.
Như mọi ý kiến gây tranh cãi, sẽ luôn có những người phản đối kế hoạch này. Trả lời phỏng vấn cho tờ The Times, chủ tịch UEFA Aleksander Ceferin cho rằng đây là ý tưởng “cực kì điên rồ” của Wenger và FIFA: “Chúng tôi có thể sẽ không tham dự giải đấu World Cup đó […] Phải chơi mỗi mùa hè một giải đấu kéo dài một tháng sẽ khiến các cầu thủ kiệt quệ về thể lực.
>> Hướng dẫn cá cược bóng đá cho người mới chơi: https://www.188bongda.net/188bet-link/
“Giá trị của World Cup nổi bật là bởi 4 năm giải đấu này mới diễn ra một lần. Bạn sẽ phải ngóng chờ nó và giống như Olympic, đó là một sự kiện thể thao với sức hút khổng lồ.”, Ceferin nói thêm.
Khi nghe đến cuộc đối đầu giữa FIFA và UEFA, chúng ta thường hiểu đó là những xung đột về mặt lợi ích. Một ví dụ nhỏ, nếu tính thời gian nghỉ bắt buộc của cầu thủ là 25 ngày sau giải đấu mùa hè kéo dài 4 tuần như lời Wenger hứa hẹn, nghĩa là các cầu thủ sẽ chỉ trở lại CLB sau hai tháng. Điều này đồng nghĩa với việc các chuyến du đấu giao hữu trước mùa giải của các CLB để kiếm tiền sẽ bị xếp xó.
Nhưng những lời Ceferin thực ra không phải không có lý. Giảm thời gian nghỉ các giải đấu nội địa để các cầu thủ trở về làm nghĩa vụ đội tuyển xuống còn một đợt, nghe có vẻ tốt đẹp trên lí thuyết, nhưng FIFA sẽ tính toán thế nào để giảm số trận xuống? Bởi ngay cả khi World Cup có 48 đội tham dự, UEFA có 55 quốc gia thành viên cho 16 suất tham dự, nghĩa là số trận vẫn sẽ rất nhiều. Tương tự như trường hợp của châu Phi, với 54 quốc gia thành viên nhưng lại chỉ có 9 suất tham dự World Cup phiên bản 48 đội.
Còn đối với người hâm mộ, sự chờ đợi giữa mỗi kỳ World Cup là điều khiến giải đấu này trở nên đặc biệt. Cứ bốn năm một lần và đó là cách World Cup xác định các giai đoạn trong cuộc đời con người. Ví dụ, hầu hết các cổ động viên Brazil có tuổi vẫn như in việc Ronaldo Nazario de Lima lên cơn động kinh ngay trước trận chung kết gặp Pháp ở World Cup 1998 sau hơn hai thập kỷ, nhưng họ sẽ gặp khó khăn trong việc nhớ chính xác các sự kiện tại Premier League mùa đó. Nếu Tết cứ đến mỗi ngày, chúng ta sẽ phát ngấy vì bánh chưng. Tương tự như vậy, sự kiện bóng đá lớn nhất thế giới cấp đội tuyển sẽ mất đi sự thú vị, nếu cứ hai năm lại được tổ chức một lần.
Vấn đề cầu thủ cũng như người hâm mộ là vậy, ngay cả vấn đề tiền bạc, một trong lý do tiên quyết để FIFA ra quyết định, cũng cần phải suy nghĩ nghiêm túc. Bởi nhân đôi số kỳ World Cup trong 4 năm không có nghĩa là nhân đôi số tiền. Ở kỳ World Cup 2018, thu nhập lớn nhất của FIFA đến từ bản quyền truyền hình (doanh thu bán vé chỉ chiếm 15%).
Nhưng đài truyền hình chỉ trả tiền bản quyền, nếu họ nhìn thấy lượng khán giả tiềm năng. Nếu World Cup thực sự đáng xem như thời điểm hiện tại, họ sẵn sàng trả nhiều tiền hơn các đối thủ cạnh tranh. Làm cho một sự kiện lớn được tổ chức đại trà hơn, bằng cách để giải đấu diễn ra nhiều gấp đôi so với thông lệ, dẫn đến việc xung đột với các sự kiện thể thao khác mà khán giả cũng quan tâm (Olympic chẳng hạn), có thể dễ dàng làm giảm giá trị giải đấu đối với nhà đài, khiến họ trả giá ít hơn.
Sau khi bắt tay nghiên cứu vào tháng 5, Wenger tự tin rằng tất cả có thể được giải quyết vào tháng 12, nhưng đó là khoảng thời gian quá tham vọng, trong bối cảnh UEFA trở thành kỳ đà cản mũi đáng gờm.
Lịch thi đấu đã được thiết lập cho đến World Cup 2026, vì thế sự thay đổi sớm nhất chỉ có thể diễn ra vào năm 2028, thời điểm UEFA tổ chức Euro 2028. Nghĩa là trên thực tế, ý tưởng này khó có thể bắt đầu cho đến năm 2030 (kỉ niệm 100 năm giải đấu thành lập).
Suy cho cùng, đây vẫn là một canh bạc lớn của FIFA. Vắt cạn chú bò sữa mang tên World Cup nhưng chưa chắc đã thu lại nhiều tiền hơn, liệu hành động này có ảnh hưởng tích cực đến thu nhập của FIFA không? Và ngay cả khi hốt bạc với ý tưởng này, liệu nó có đáng để mạo hiểm với cơn thịnh nộ của UEFA, các CLB lớn nhất thế giới và quan trọng nhất, người hâm mộ hay không?